Nghẹt đầu phun máy in: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 100%

Ngày đăng: 19/05/2023 09:43 AM

     

         Sự cố nghẹt đầu phun máy in là sự cố khá thường gặp. Để tránh gặp phải rắc rối liên quan đến đầu phun khi sử dụng máy in, đây là những thông tin bạn không nên bỏ qua!

     

         Nghẹt đầu phun máy in là tình trạng đầu phun máy in không ra mực; làm hình bị thiếu màu; sai màu so với hình ảnh gốc; bản in bị kẻ sọc màu... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản in thành phẩm. Trong bài viết này, Thành Đạt sẽ cùng bạn làm rõ từng nguyên nhân và cách khắc phục đầu phun máy in bị nghẹt hiệu quả 100%.

     

     

    1. Nguyên nhân nghẹt đầu phun máy in

     

    1.1  Mực in đọng trên đầu phun

     

         Mực in đọng trên đầu phun lâu ngày sẽ làm nhỏ hoặc làm bít lỗ phun. Do chỉ ở bề ngoài của lỗ phun, nên chúng ta rất dễ dàng vệ sinh  và xử lý.

     

    1.2 Card tinh thể áp điện bị hư hoặc quá tải

     

         Thông thường, card tinh thể áp điện có tuổi thọ khoảng 1 năm; hoặc chưa đến 1 năm nếu cường độ làm việc cao. Thời gian sử dụng quá lâu khiến bộ phận này quá tải hoặc hư hỏng nặng.

     

    1.3 Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt

     

         Nếu mực in không được lưu động trong thời gian dài có thể dính vào lưới lọc và các vách đầu phun. Tình trạng này làm cho diện tích lưu động của mực in nhỏ đi và không thể phun ra mực.

     

    1.4 Độ dính của mực in quá cao hay quá thấp

     

         Độ dính của mực in quá cao hoặc thấp khiến tính lưu động của mực in thấp; tinh thể điện áp sẽ không thể hút được mực in, đầu phun phun ra chỉ toàn là không khí. Khi chúng ta sử dụng 2 loại mực có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau, tình trạng nghẽn đầu phun cũng dễ xảy ra.

     

    1.5 Sự cố con chíp điện

     

         Con chip điện được sử dụng quá lâu; bị bám nhiều bụi bẩn hoặc bám nhiều mực cũng làm ảnh hưởng đến điện áp đầu phun. Mực phun ra khó khăn hoặc nghẹt đầu phun máy in.

     

     

    1.6 Chất lượng mực in

     

         Khi hoá chất làm khô trong mực không được khống chế; mực in khô nhanh cũng dễ làm đầu phun tắc nghẽn. Một nguyên nhân khác là do loại mực in được sử dụng không đảm bảo chất lượng. Thực tế, chi phí cho mực in chính hãng rất đắt đỏ. Nhiều người dùng sử dụng dòng mực giá rẻ hơn để thay thế. Nhưng chính chúng lại gây vón cục; khô mực ở đầu phun; làm bộ phận này tắc nghẽn.

     

    1.7 Thay đổi mực in thường xuyên

     

         Nếu bạn thay đổi loại mực in thường xuyên mà không bảo dưỡng tốt đầu phun cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bộ phận này.

     

    1.8 Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sử dụng

     

         Nhiệt độ thích hợp nhất với mực máy in là từ 22 - 25 độ C; độ ẩm từ 40 - 70%. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm thay đổi độ dính của mực in; gây thiếu mực trong đầu phun.

     

    1.9 Điện áp đầu phun

     

         Điện áp đầu phun không thích hợp sẽ khiến đầu phun hoạt động thiếu suôn sẻ.

     

    1.10 Máy in phun để lâu không dùng

     

         Máy in lâu không được sử dụng sẽ khô mực ở đầu phun; mực ra không đều; in không đủ nét. Nghiêm trọng hơn là đầu in bị tắc nghẽn.  

     

     

    2. Cách xử lý nghẹt đầu phun máy in

     

         Khi nghẹt đầu phun máy in, với phương châm “còn nước còn tát”, bạn có thể áp dụng cách xử lý theo các bước dưới đây:

     

     

         Thông nghẹt đầu phun máy in cần thao tác chuẩn xác; kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên nghiệp. Bạn cũng cần có dung dịch hóa chất tẩy rửa chuyên dụng và máy rung chân không; máy ép tia chuyên dụng. Nếu không có chuyên môn; thiếu thiết bị, bạn nên tìm đến đơn vị sửa chữa máy in chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

     

     

    3. Làm thế nào để hạn chế nghẹt đầu phun máy in?

     

         Trong quá trình sử dụng máy in, chúng ta khó tránh khỏi tình trạng đầu phun bị nghẹt. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế tối đa nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là những việc bạn nên làm với máy in của mình:

     

         - Khi mới mua máy về chúng ta nên in một số hình ảnh đủ các màu sắc; in đều trong 1 – 2 ngày, không cần in quá nhiều. Lúc này dung dịch bảo quản trong đầu phun được loại bỏ hoàn toàn; đầu phun thông thoáng. Việc này chuẩn bị cho đầu in một trạng thái hoạt động tốt nhất.

         - Nên để mực in tại môi trường sử dụng ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng. Hãy đảm bảo độ dính của mực in không được quá lớn.

         - Trong quá trình sử dụng máy in, chúng ta nên sử dụng 1 loại mực duy nhất để đảm bảo độ bền cho đầu phun.

         ­- Nếu sử dụng bộ tiếp mực ngoài mà không có nhu cầu sử dụng quá thường xuyên, mỗi ngày bạn hãy in khoảng 1 trang để đầu phun không bị khô.

         - Điện áp đầu phun không được quá cao; tránh tình trạng đầu phun bị nóng làm khô mực in bên trong

         - Card tinh thể áp điện nên được thay thế khoảng mỗi năm 1 lần để luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất

         - Khi kết thúc quá trình in bạn cần đậy lắp máy in lại để tránh bụi

         - Thường xuyên rửa đầu phun. Lý tưởng nhất là bảo dưỡng đầu phun sau mỗi ngày làm việc để hạn chế nghẹt đầu phun máy in.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác: