Tiêu chuẩn chất lượng của lớp mực khi in ấn

Ngày đăng: 03/04/2023 10:55 AM

            Tính thẩm mỹ của bản in ấn không chỉ được quyết định bởi thiết kế hay công nghệ in mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mực in. Để có được một lớp mực in đẹp, các cơ sở in ấn cần phải tuân thủ những tiêu chí dưới đây.

     

     

    Ảnh hưởng của mực in tới chất lượng của bản in

            Mực in có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của bản in, cụ thể là những yếu tố sau:

     

     

     

     Tiêu chuẩn chất lượng của lớp mực in khi in ấn

    Lớp mực cần đạt độ chuẩn về sự bão hòa

     

            Bão hòa chính là khái niệm dùng để chỉ cách mà bạn sử dụng và phối màu mực với nhau. Khi các màu mực kết hợp tạo sự hài hòa, ăn ý với các tông đậm nhạt, sáng tối, dày mỏng theo một tỷ lệ cân bằng với mắt nhìn và với mục đích tạo hiệu ứng nhất thì sẽ đạt được độ chuẩn.

     

    Nguyên lý chủ yếu được áp dụng khi tạo độ bão hòa cho mực in đó là:

     

            Gia tăng độ dày lớp mực thường tạo nên một màu sậm hơn (độ sáng thấp hơn), tông màu và độ bão hòa có thể thay đổi khi độ dày lớp mực cao hơn. Tùy từng tông màu mà độ bão hòa sẽ khác nhau. Ví dụ như màu Vàng thì ít thay đổi khi thay đổi độ dày lớp mực.

     

            Khi biết cách phối hợp và cần bằng giữa các yếu tố trên, bạn sẽ tạo được hiệu ứng màu như mong muốn. Nên nhớ, với từng mục đích in và chất liệu in khác nhau thì độ bão hòa của mực cần được chọn với tỉ lệ riêng.

     

     

    Lớp mực cần đạt chuẩn về độ nét

     

            Độ nét của mỗi bản in được tạo nên nhờ độ dày lớp mực. Có thể làm tăng hay giảm độ dày lớp mực bằng cách mở lưỡi dao gạt mực, tăng tốc độ vòng xoay của lô lấy mực hoặc tăng mức độ thường xuyên dao động của lô truyền mực. Như vậy bạn có thể tùy chọn thao tác để tạo ra độ nét của bản in như mong muốn.

     

            Đối với in ống đồng ta có thể gia tăng độ dày lớp mực trên máy in bằng cách hạ góc tiếp xúc của lưỡi dao gạt mực, dùng một lưỡi dao gạt mực dày hơn hoặc cùn hơn. Các phần tử in được khắc sâu hơn cũng tạo được lớp mực dày trên bề mặt vật liệu in.

     

            Độ dày lớp mực đó thể đạt được nhiều hơn trong in lụa bằng cách dùng lưới lụa dày hơn, tăng áp lực dao gạt cao su, dùng lưỡi dao gạt bằng cao su mềm hơn, để góc gạt mực của dao gạt thấp hơn, độ căng lụa thấp hơn, tốc độ kéo dao gạt cao su thấp hơn và độ bén của dao gạt cao su thấp hơn.

     

    Lớp mực cần đạt chuẩn về độ bóng

     

    Tác dụng của độ bóng trong mực in chính là tạo sự sáng đẹp cho bản in. Lớp mực càng dày thì độ bóng càng cao. Như thế có nghĩa chữ được in đậm nét, dễ nhìn và khả năng bị bay chữ, mờ chữ sẽ rất thấp. Tuổi đời của những bản in này được tăng cao.

     

    Trên mỗi loại giấy in khác nhau sẽ có yêu cầu riêng về độ bóng. Nếu bạn chọn độ bóng không chuẩn sẽ không đạt hiệu quả về lớp mực in. Nếu mực in quá bóng sẽ khiến cho chữ bị lóa, mờ rất khó nhìn.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác: